Welcome to Krong Bong High School 4rum
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng được chức năng tốt nhất. Ưu tiên cho giáo viên và học sinh Trường THPT Krông Bông
Welcome to Krong Bong High School 4rum
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng được chức năng tốt nhất. Ưu tiên cho giáo viên và học sinh Trường THPT Krông Bông
Welcome to Krong Bong High School 4rum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Ngôi nhà chung của học sinh Trường THPT Krông Bông. Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm học tập
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

  Mưa sao băng Perseids 2011 đạt đỉnh điểm vào ngày 13/8

Go down 
Tác giảThông điệp
ngokwa34
Thành viên mới
Thành viên mới
ngokwa34


Tổng số bài gửi : 8
Points : 23380
Join date : 26/07/2011
Age : 30
Đến từ : Lớp 12B7 - Trường THPT Krông Bông

 Mưa sao băng Perseids 2011 đạt đỉnh điểm vào ngày 13/8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Mưa sao băng Perseids 2011 đạt đỉnh điểm vào ngày 13/8    Mưa sao băng Perseids 2011 đạt đỉnh điểm vào ngày 13/8 I_icon_minitimeFri Aug 12, 2011 7:27 pm

Trăng sáng phá hỏng mưa sao băng Perseids năm nay

Theo dự báo của Tổ chức mưa sao băng quốc tế (IMO), mưa sao băng Perseids năm nay sẽ đạt đỉnh điểm vào 14h chiều ngày 13/8/2011 theo giờ Việt Nam, khi sao băng băng Perseids đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng quan sát được có thể lên đến hơn 100 sao băng/giờ.

Theo lý thuyết đối với cư dân Việt Nam rạng sáng ngày 13/8/2011, lân cân cực điểm hứa hẹn sẽ xuất hiện nhiều sao băng nhất trên bầu trời, tuy nhiên thời gian này cũng là lúc trăng rằm sáng cả đêm vì thế cơ hội quan sát được sao băng là rất ít đối với người quan sát ở những thành phố lớn.


Tâm điểm mưa sao băng Perseids ở hướng Đông Bắc gần chòm sao Perseus (Anh Tiên)

Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại nghi nhận từ năm 36. Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời.

Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng này từ 17/7 đến 24/8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Các sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Perseus (Anh Tiên) và tỏa đi nhiều hướng. Mật độ sao băng quan sát được tăng dần xung quanh ngày cực điểm khoảng 12/8 mỗi năm. Vào đêm cực điểm người ta có thể đếm được đến hơn 100 sao băng trong 1 giờ. Các thiên thạch nhỏ trong đám mây bụi và mảnh vỡ của sao chổi bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.

Vào những đêm lân cận và đặc biệt là đêm cực điểm sao băng Perseids (đêm 12/8 rạng 13/Cool người quan sát có thể theo dõi mưa sao băng sau nửa đêm khi chòm Perseus xuất hiện từ chân trời phía Đông Bắc. Hãy để tầm mắt bao quát cả vùng trời phía đông bắc lên đến đỉnh đầu, đây là nơi bạn có thể bắt gặp các sao băng nhiều nhất. Thời điểm quan sát thuận lợi nhất có lẽ là sau 2h sáng các ngày từ 11 đến 14/8 (những ngày lân cận cực điểm), khi chòm Perseus đã lên cao.

Năm nay mưa sao băng Perseids rơi vào thời điểm trăng rằm, ánh trăng sáng sẽ có thể làm cho số sao băng quan sát được ít hơn rất nhiều các năm khác, nhất là khi quan sát ở những thành phố bị ô nhiễm ánh sáng đèn. Ngoài ra yếu tố thời tiết cũng là điều cần lưu ý đến, nếu trời có mây nhiều thì số lượng sao băng quan sát được cũng sẽ giảm.

Một số kinh nghiệm khi quan sát mưa sao băng

- Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng bạn nhé! Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường. Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.

- Tính kiên trì cũng không kém quan trọng! Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng xuất hiện liên tục 2-3 cái.

- Nên thay đổi vị trí quan sát liên tục cả vùng trời rộng đừng tập trung một chỗ. Đừng hiểu nhầm tâm điểm ở chòm Perseus có nghĩa là sao băng chỉ bay từ đó ra, nó có thể xuất hiện ở những chòm sao khác thậm chí rất xa tâm điểm, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy đường kéo dài hướng bay của sao băng có vẻ chụm lại ở chòm Perseus.

- Do từ 3h trở đi vị trí chòm Perseus cùng “vùng trời sao băng” sẽ lên khá cao gần trên chân trời Đông bắc nên việc đứng quan sát sẽ làm cổ bạn rất mỏi, nên tìm một nơi để nằm như ghế bố, võng…sẽ thoải mái hơn rất nhiều và giúp ta kiên trì quan sát.
- Quan sát sao băng kéo dài cả đêm, do đó các bạn cần lưu ý: cần mặc áo ấm và đội mũ để tránh sương. Nếu trời có mây nhiều và mưa thì không nên tiếp tục quan sát để giữ gìn sức khỏe.
(st)
Về Đầu Trang Go down
 
Mưa sao băng Perseids 2011 đạt đỉnh điểm vào ngày 13/8
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome to Krong Bong High School 4rum :: Góc Giải Trí :: Tin Nóng Trong Ngày-
Chuyển đến